Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo

Thư viện tham khảo về viết quảng cáo và copywriting

NATHANIEL C. FOWLER, JR.

Nathaniel Clark Fowler, Jr., blog Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo

Hãy luôn tiết kiệm mỗi khi bạn có thể, bởi tương lai của bạn không có khả năng tự lo cho chính nó,

Nathaniel Clark Fowler, Jr. (1858-1918) là nhà tư vấn chiến lược kinh doanh kiêm tác giả viết sách nổi tiếng người Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Ông sinh ngày 21 tháng 01 năm 1858 trong một gia đình trí thức ở Yarmouth, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Sau khi hoàn tất việc học, Fowler theo đuổi nghiệp báo chí, và từng cộng tác cho nhiều tờ báo danh tiếng thời bấy giờ như Boston Traveller, Boston Commercial BulletinPittsfield Daily Journal.

Read more…

CASE STUDY: Technical copywriting (Viết quảng cáo kỹ thuật)

Edison Mazda Lamps, Ladies' Home Journal, April 1923 -- blog Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo

Một mẩu quảng cáo bóng đèn Edison Mazda (một phát minh của Thomas Edison) từ tập đoàn General Electric, đăng trên tạp chí Ladies’ Home Journal số tháng Tư năm 1923:

GIA VỊ HOÀN CHỈNH LÀM NÊN MỘT BỮA ĂN HOÀN HẢO LÀ ÁNH SÁNG

BẠN CÓ THỂ DẪN KHÁCH CỦA MÌNH đến một phòng ăn tối được trang hoàng hoàn hảo và thết đãi họ một bữa tiệc ngon miệng. Nhưng toàn bộ công sức của bạn có thể đổ sông đổ biển nếu Ánh sáng không ổn. Để rồi khách của bạn về nhà, phàn nàn về không gian âm u và những khuôn mặt không thể được nhìn rõ ở dãy ghế đối diện; hay một vệt sáng nào đó khiến họ mỏi mắt.

Read more…

CASE STUDY: “The City of Fashion”

"New York... The City of Fashion," họa sĩ Joseph Bolegard -- sưu tầm: Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo

Thành phố New York (Hoa Kỳ) được xem là một trong bốn kinh đô thời trang của thế giới. Sự vinh danh này không tự nhiên mà có, mà một phần đến từ nỗ lực quảng bá thành phố của nhiều tổ chức và cộng đồng, mà trường hợp được giới thiệu ngày hôm nay là một ví dụ điển hình: Một mẩu quảng cáo miêu tả thành phố New York cùng ngành công nghiệp thời trang sôi động của nó một cách ngắn gọn và hiệu quả bằng cả hình ảnh và ngôn từ để thu hút các hoạt động kinh tế và sự quan tâm của công chúng quốc tế, minh họa bởi họa sĩ Joseph Bolegard (1889-1963), phát hành năm 1944.  

Đọc tiếp

CASE STUDY: Quảng cáo vật liệu xây dựng (2)

Long-Bell Lumber, 1923

[ *Xem thêm: Case study quảng cáo xi-măng Portland ]

Một mẩu quảng cáo gỗ xây nhà từ thương hiệu Long-Bell (Hoa Kỳ), phát hành năm 1923 trên tạp chí House & Garden:

Đọc tiếp

CASE STUDY: Quảng cáo thực phẩm (2)

Case study viết quảng cáo thực phẩm (2) -- blog Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo, ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

Swans Down, 1933.

Mẩu quảng cáo được giới thiệu ngày hôm nay được phát hành vào tháng Tám năm 1924 trên tạp chí The Ladies’ Home Journal đến từ Swans Down – thương hiệu bột làm bánh ngọt tiên phong và nổi tiếng nhất Hoa Kỳ suốt thế kỷ mười chín đến nửa đầu thế kỷ hai mươi, sáng lập và sở hữu bởi gia tộc Igleheart. Đơn giản, hiệu quả, ý tưởng và nội dung tác động đúng một nỗi niềm kiêm nhu cầu có thật của nhóm khách hàng tiềm năng:

Đọc tiếp

CASE STUDY: Viết quảng cáo thời trang nam (3)

Mallory Hats, thập niên 1930, -- sưu tầm bởi Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo

[ * Xem thêm:
Case study: Viết quảng cáo thời trang nam (2)
]

Mallory Hats (tên giao dịch: Mallory Hat Company) là thương hiệu mũ nón thời trang lâu đời nhất Hoa Kỳ, được sáng lập bởi thợ làm mũ Ezra Mallory vào năm 1823 tại Danbury Connecticut, được mệnh danh là “Thành phố mũ” vào thời kỳ hoàng kim của hãng. Công ty Mallory Hat cũng chính là nơi khai sinh ra loại mũ fedora trứ danh gắn liền với phong cách thời trang lịch lãm của các quý ông. Trong suốt 129 năm tồn tại của mình, Mallory Hats được điều hành bởi gia đình Mallory. Đến năm 1952, doanh nghiệp này được mua lại bởi công ty John B. Stetson.

Mẩu quảng cáo mũ thời trang sau đây được phát hành vào khoảng những năm 1930:

Đọc tiếp

CLAUDE C. HOPKINS – “Bố già” của quảng cáo hiện đại

Nhà quảng cáo Claude C. Hopkins - Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo

CLAUDE C. HOPKINS (1866-1932) là một bậc thầy quảng cáo người Mỹ, được mệnh danh là “Bố già” của quảng cáo hiện đại. Ông tin rằng quảng cáo được sinh ra để bán được hàng hóa, và sự thành công của một chiến dịch quảng cáo cần được đánh giá dựa trên kết quả mà nó gặt hái được.

Trong cuốn sách Bán hàng bằng thư từ của mình, nhà quảng cáo người Anh Max Rittenberg kể rằng Hopkins “giúp cho nhiều khách hàng của mình lẫn bản thân mình kiếm được nhiều tiền hơn mọi nhà quảng cáo khác trên toàn thế giới. Ông nổi tiếng với những quan điểm rõ ràng về hình thức trình bày của một mẩu quảng cáo bán hàng bằng thư từ.”

Đọc tiếp

JOHN E. KENNEDY – “Copywriter quyền lực nhất Bắc Mỹ”

John E. Kennedy

JOHN E. KENNEDY (1864-1928) là cựu thành viên của Đội Cảnh sát kỵ binh hoàng gia Canada, về sau trở thành một trong những nhà nghiên cứu lý thuyết quảng cáo đầu tiên của Hoa Kỳ.

Sinh ra ở Canada, ông làm copywriter tự do ở đây cho đến năm 1904, thời điểm ông bắt đầu sự nghiệp viết quảng cáo chuyên nghiệp tại văn phòng Chicago của công ty quảng cáo Lord & Thomas. Một người quản lý trong công ty – quý ông Albert Lasker – đã đề bạt ông vào vị trí này sau khi ấn tượng với một mảnh giấy Kennedy gửi mình với nội dung “Tôi có thể cho ông biết quảng cáo là gì.” Nói là làm, trong hơn hai năm Kennedy đảm trách công tác quảng cáo ở đây, doanh thu của Lord & Thomas tăng từ 2,5 triệu đô-la lên thành 3,2 triệu đô-la.  

Đọc tiếp

CASE STUDY: Viết thư chào hàng thuyết phục người đọc đặt mua tạp chí dài hạn

"Camélia," Lisa Audit

“Camélia,” nữ họa sĩ Lisa Audit.

Một lá thư gửi lại gặt hái doanh số vượt ngoài mong đợi của người viết, được phát hành vào khoảng những năm 1910.

* Tác giả: Arch Wilkinson Shaw, từ Đại học Harvard.
* Người dịch: ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

* Nội dung lá thư:

Đọc tiếp

CASE STUDY: Quảng cáo mỹ phẩm (2)

Quảng cáo mỹ phẩm Pompeian 1920 -- sưu tầm bởi Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo

Thêm một ví dụ viết quảng cáo mỹ phẩm từ Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo. Case study ngày hôm nay là một mẩu quảng cáo của Pompeian – thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ đầu thế kỷ hai mươi, đặc trưng bởi bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế theo phong cách Hy Lạp cổ điển.

Công ty The Pompeian khởi đầu là một cửa hiệu hớt tóc nam hoạt động trong một thời kỳ kinh tế đầy khó khăn của nước Mỹ. Để duy trì tiệm hớt tóc, người sáng lập kiêm nhà hóa học Fred Stecher nỗ lực nghiên cứu và điều chế một loại kem cạo râu có tác dụng mát-xa da mặt và mang lại cảm giác thư giãn cho khách hàng, và đăng ký bản quyền tên thương hiệu Pompeian cho sản phẩm này vào năm 1901. Phát minh này quả thực đã giúp việc kinh doanh của cửa hiệu hớt tóc khởi sắc rõ rệt, nhưng điều kỳ diệu chưa dừng lại ở đó.

Đọc tiếp

Post Navigation